2D animation là gì? Quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D hoàn chỉnh

2D Animation ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất phim và video. Như vậy, bạn đã biết phim hoạt hình 2D là gì chưa? Quá trình sản xuất phim 2D diễn ra như thế nào? Hãy cùng Light-up Production khám phá sâu hơn về khái niệm này qua bài viết dưới đây.

 

2D animation là gì? 

Animation 2D là quá trình kết hợp các hình ảnh liên tiếp để tạo ra ấn tượng về chuyển động trong không gian hai chiều. Đây là một dạng nghệ thuật sử dụng chuỗi các bức tranh tách rời để xây dựng câu chuyện trong phim.

Có nhiều phương pháp để tạo ra phim 2D animation, tuy nhiên sẽ có 2 loại chính sau đây: 

Phim 2D truyền thống (Traditional animation): 2D animation truyền thống là phim hoạt hình chuyển động nhờ bằng việc quay lại các bức vẽ bằng tay. 

Phim hiện đại: Khác với thể loại phim truyền thống, 2D animation hiện đại được vẽ hoàn toàn bằng máy tính và có thể sáng tạo nhiều hoạt ảnh hơn. Cùng với đó, sự khác biệt giữa các công cụ làm phim khác nhau sẽ tạo ra đa dạng nhân vật, hình nền hay hoạt ảnh.

 

Có những loại phim 2D animation nào? 

Đôi khi, phim hoạt hình 2D không chỉ được tạo ra để giải trí mà còn để sử dụng trong mục đích marketing nhờ vào chi phí sản xuất thấp, tính linh hoạt và khả năng tương tác cao. Hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa các loại phim hoạt hình 2D:

Computer animation 

Hay được gọi là CGI animation, kỹ thuật này là quá trình tạo ra hình ảnh hoạt hình bằng đồ hoạ máy tính. Computer animation được phân chia thành hai loại khác nhau.

  • Hoạt hình truyền thống được hỗ trợ bởi máy tính (computer-assisted animation) 
  • Hoạt hình do máy tính tạo ra CGI (computer-generated animation) được sử dụng hoàn toàn bằng phần mềm. 

Stop Motion

Hoạt hình Stop motion hay còn gọi là hoạt hình stop-frame là một kỹ thuật để làm cho các đối tượng trong thế giới thực trông như đang chuyển động. Các đối tượng này được thay đổi liên tục sau mỗi lần di chuyển giữa các khung hình. 

Motion Graphics

Các thương hiệu đôi khi không cần một câu chuyện qua phim hoạt hình. Thay vào đó, họ có thể sử dụng graphics và chữ cho logo, video và tiêu đề. Trong trường hợp này motion graphics là lựa chọn hoàn hảo. 

Whiteboard animation

Whiteboard animation là quá trình mô phỏng việc vẽ các đường viền đen trên bảng trắng để minh họa hình ảnh. Các loại video này nổi bật với hiệu quả của chúng, bởi đồ hoạ và hoạt ảnh sống động giúp truyền tải các thông điệp phức tạp một cách hấp dẫn đến khán giả.

Infographic

Khi bạn đang đối diện với nhiều thông tin nhưng thời gian lại hạn chế, việc sử dụng infographic là một phương pháp tốt. Những mô tả phức tạp cần được minh họa bằng hình ảnh và đồ thị thông tin để làm nổi bật và dễ hiểu hơn.

 

Sự khác biệt giữa phim 2D và phim 3D animation

Có nhiều điểm tương đồng giữa quá trình sản xuất phim 2D và 3D, các giai đoạn sản xuất và tiền sản xuất thường có sự giống nhau. Tuy nhiên, hai loại phim này hoàn toàn khác biệt với nhau.

  • Phim 2D là loại hoạt hình truyền thống, các hình ảnh chỉ được hiển thị trên một mặt phẳng 2 chiều và không có chiều sâu. Thường có đối tượng phim 2D có hình dạng đơn giản và hoạt ảnh phẳng.
  • Đối với phim 3D thì là hình ảnh không gian ba chiều, người xem sẽ cảm thấy có chiều sâu và thực tế hơn. Loại hình phim này sẽ có ba chiều, chiều sâu, chiều rộng và chiều cao. 

 

Ứng dụng của phim 2D animation

Phim hoạt hình 2D có nhiều ứng dụng khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bao gồm. 

  • Quảng cáo sản phẩm
  • Phim giáo dục 
  • Video âm nhạc 
  • Website animation
  • Truyện hay phim ngắn
  • Sản xuất TVC 
  • Video game trailers
  • Kiến trúc 
  • Logo, intro, banner, hình ảnh cho quảng cáo

 

Quy trình làm phim hoạt hình 2D 

Sau đây chúng tôi sẽ giải thích và chia nhỏ các giai đoạn làm phim hoạt hình 2D. Mỗi bộ phim hoạt hình đều được làm theo một cách khác nhau với kỹ thuật và thiết bị khác nhau. Sau đây là các bước làm phim 2D animation. 

Bước 1: Giai đoạn tiền sản xuất

Phát triển ý tưởng

Trong giai đoạn này, nhà sản xuất sẽ tập trung vào việc phát triển ý tưởng cốt lõi cho phim. Nhà làm phim sẽ đề xuất các phương pháp khác nhau để làm cho cốt truyện trở nên phong phú hơn và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.

Hoàn thiện kịch bản

Ở giai đoạn này, các đoạn hội thoại đều được viết ra, điều quan trọng là phải nội dung phải truyền tại được cho khán giả. Kịch bản sẽ được sửa đổi liên tục cho đến khi có kịch bản cuối cùng. 

Lập kế hoạch sản xuất

Trước khi bắt đầu một dự án, việc có một kế hoạch và tổ chức công việc là rất quan trọng. Chuẩn bị mọi thứ trước khi bắt đầu sản xuất phim là cần thiết. Một số điều cần chú ý khi lập kế hoạch bao gồm:

  • Ngày hoàn thành sản phẩm 
  • Dữ liệu sơ bộ
  • Kế hoạch tuyền đoàn làm phim
  • Tuyển dụng 
  • Ngân sách

Bước 2: Sản xuất animation

Thiết kế

Khi kế hoạch hoàn chỉnh sẽ bắt đầu thiết kế nhân và hình nền cho hoạt ảnh: 

Thiết kế nhân vật: Việc tạo hình nhân vật thường bắt đầu bằng việc vẽ phác thảo bằng bút chì và giấy nhiều lần cho đến khi hoàn thiện. Quan trọng là lưu ý các đặc điểm thương hiệu để kết nối với nhân vật, giúp tạo ra một ấn tượng đặc biệt.

Thiết kế bối cảnh: Việc thiết kế các địa điểm và bối cảnh cho nhân vật chính đóng vai trò quan trọng. Dù đó là phòng ngủ, ngôi làng hay lớp học, việc lên kế hoạch cho chúng là cần thiết.

Sáng tác bài hát chủ đề: Phần này sẽ bao gồm quá trình sáng tác bài hát được nhân vật hát trong phim. Bước này có thể không có và thường áp dụng cho phim về âm nhạc và không phải phim 2D animation nào cũng có.

Storyboarding

Storyboard là bản phác thảo theo sát từng cảnh của kịch bản và cho thấy được nhân vật di chuyển như thế nào. Để lập kế hoạch cho bản phân cảnh thì nhà làm phim sử dụng một bảng để sắp xếp các cảnh quay. 

Bảng này chứa thông tin chi tiết về các hành động, đoạn hội thoại và âm thanh theo trình tự. Nó sẽ định rõ các chuyển động mà nhà làm phim sẽ cần vẽ trong tương lai.

Concept 

Trong quá trình thiết kế, phong cách, tông màu, sắc thái và cách tiếp cận cho mỗi phân cảnh cần phải được điều chỉnh hài hòa. Điều này sẽ giúp làm cho quá trình sản xuất phim trở nên dễ dàng hơn.

Thu âm giọng 

Khi concept đã được hoàn thiện, quá trình tiếp theo là thu âm giọng của các nhân vật. Quy trình này thường bao gồm ba bước: casting, diễn giọng nhân vật và ghi âm.

Làm hoạt hình

Đây là giai đoạn khởi đầu của quá trình sản xuất phim hoạt hình, trong đó các họa sĩ sẽ vẽ các khung hình theo kịch bản đã được chuẩn bị trước.

Storyboard là bản phác thảo theo sát từng cảnh của kịch bản

Bước 3: Giai đoạn hậu kỳ 

Mực và tô màu

Khi các cảnh đã được hoàn thiện với hoạt hình, chúng sẽ được đổ mực. Bản phác thảo bút chì sẽ được chuyển thành celluloid. Celluloid là một tấm nhựa mỏng trong suốt được sử dụng để viết bằng mực hoặc sao chụp đường viền của bản vẽ lên giấy.

Background

Đây sẽ làm nơi diễn ra các hành động của từng chuỗi hoạt hình, chúng có thể được thực hiện bằng máy tính và bằng tay. Các bức vẽ truyền thống sẽ được thực hiện bằng bột màu hoặc sơn. 

Visual Effects

Một số phân cảnh khó khăn có thể không thể vẽ bằng tay, do đó các nhà làm phim đôi khi cần sử dụng máy tính để tạo ra chúng. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp một cảnh có đám đông lớn hoặc một hiệu ứng ma thuật phức tạp.

Thiết kế âm thanh

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tạo phim hoạt hình 2D. Nhà thiết kế âm thanh sẽ ghi lại các hiệu ứng (như tiếng bước chân, tiếng mở cửa, tiếng xào xạc…) để tạo ra các lớp âm thanh hấp dẫn.

 

Kết luận

Dưới đây là bản tóm tắt thông tin về phim hoạt hình 2D mà chúng tôi đã chia sẻ. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn và áp dụng chúng vào các dự án của công ty cũng như các dự án cá nhân của bạn một cách hiệu quả.