Các sản phẩm nội dung như video clip, phim ngắn và hình ảnh ấn tượng trên tạp chí thường được sản xuất bởi một nhóm những cá nhân có kỹ năng và năng lực đặc biệt làm việc cùng nhau. Đội nhóm này thường được gọi là “ekip”. Hãy cùng Light-up Film Production khám phá thêm về khái niệm ekip thông qua bài viết dưới đây.
Ekip là gì?
Tầm quan trọng của ekip
Giá trị nghệ thuật
Những bộ phim truyền hình, phim điện ảnh hoặc TVC doanh nghiệp thường mang lại giá trị ý nghĩa cho khán giả. Mục tiêu quan trọng của nhà làm phim là thu hút sự chú ý của khán giả thông qua việc tạo ra nội dung phim hấp dẫn và độc đáo.
Giá trị thương mại
Các Ekip cũng cần tạo ra các bộ phim có tính thương mại cao gia tăng lợi nhuận. Đối với phim giải trí thì cần sự quan tâm lớn của khán giả, nhờ đó mà có thể gia tăng lợi nhuận, doanh thu từ các bộ phim. Còn với TVC quảng cáo sản phẩm thì sẽ cần nội dung thu hút người mua hàng nhiều hơn.
Ekip đóng một vai trò quan trọng sản xuất phim
Thành viên trong ekip làm phim gồm ai?
Đạo diễn (director)
Đạo diễn là người đóng vai trò quan trọng nhất trong một đoàn làm phim. Họ sẽ chịu trách nhiệm chính đảm bảo về mặt nghệ thuật của bộ phim và thương có mặt tại trường quay để thực hiện việc chỉ đạo sản xuất là chính.
Ngoài ra, còn kết hợp với quy trình hậu kỳ để làm các bản nháp phim trước, tính toán thời gian cho nội dung về âm thanh, câu chuyện ở đó. Đạo diễn thường kiêm luôn các vai trò biên kịch cho phim nên thường sẽ cần kiến thức sâu rộng về nghệ thuật, quy trình làm phim.
Biên kịch
Người viết kịch bản có nhiệm vụ quan trọng trong việc sáng tạo cốt truyện cho bộ phim. Nhiệm vụ của họ bao gồm xây dựng nội dung, cốt truyện, các đoạn hội thoại và hành động. Các nhà biên kịch chịu trách nhiệm về việc phát triển cốt truyện, dàn dựng diễn biến sao cho logic và hấp dẫn.
Họ phối hợp chặt chẽ với đạo diễn, nhà sản xuất và các thành viên khác trong đoàn làm phim để đảm bảo rằng ý tưởng của họ được thể hiện một cách chính xác và hiệu quả.
Producer
Nhà sản xuất hoặc Producer là người chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành các hoạt động của dự án phim. Vai trò của họ bao gồm đảm bảo quản lý tài chính, quy trình sản xuất, thiết bị, nhân sự và chất lượng đều diễn ra theo kế hoạch.
Producer cũng đứng đầu trong việc điều phối công việc của ekip. Họ tương tác trực tiếp với đạo diễn và các bộ phận từ giai đoạn sơ khởi như ý tưởng, kịch bản cho đến giai đoạn cuối cùng của sản xuất và hậu kỳ.
Producer chịu tránh nhiệm về điều hành hoạt động phim
Thư ký trường quay
Chỉ đạo nghệ thuật
Vị trí chỉ đạo nghệ thuật là người chịu trách nhiệm sáng tạo và điều chỉnh các yếu tố nghệ thuật trong quá trình quay phim để thích hợp với ý đồ của đạo diễn. Chức vụ này thường liên quan đến việc quản lý ánh sáng, góc quay, cấu trúc khung hình và màu sắc để tạo ra một phong cách độc đáo cho tác phẩm.
Người chỉ đạo nghệ thuật có vai trò quan trọng trong quá trình làm phim. Họ sẽ giúp cung cấp thông điệp trong phim một cách thú vị để mang nhiều trải nghiệm hình ảnh độc đáo tác động đến cảm xúc người xem.
Quay phim
Dựng phim (editor)
Editor có vai trò tạo ra sản phẩm cuối cùng
Quy trình làm việc trong một Ekip
Bước 1: Phân công công việc
Trong một ekip làm việc, việc phân công nhiệm vụ và xây dựng lịch trình làm việc có vai trò không thể phủ nhận trong việc định hình và duy trì hiệu suất làm việc. Bằng cách này, mọi thành viên trong nhóm sẽ rõ ràng về trách nhiệm cụ thể của mình và thời gian cần hoàn thành.
Ngoài ra, việc phân công công việc một cách hợp lý còn tạo điều kiện cho sự hợp tác hiệu quả giữa các thành viên, thúc đẩy sự đồng lòng và cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của dự án. Qua đó, việc phân chia nhiệm vụ và quản lý thời gian một cách chặt chẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của dự án.
Bước 2: Phối hợp công việc
Sau khi đã phân công nhiệm vụ, nhóm sẽ bắt đầu làm việc cùng nhau. Một nhóm chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn quan trọng là sự hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau. Việc chia sẻ thông tin và ý kiến giữa các thành viên sẽ giúp tạo ra một luồng thông tin liền mạch, từ đó nâng cao khả năng hiểu biết và tương tác trong nhóm.
Bước 3: Đánh giá và giám sát tiến độ
Để đảm bảo rằng công việc diễn ra theo kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra, việc thiết lập các tiêu chí đánh giá và theo dõi tiến độ là cực kỳ quan trọng. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động đều được thực hiện đúng cách và đúng thời hạn.
Việc thiết lập các tiêu chí đánh giá giúp xác định các chỉ số hoặc yếu tố cụ thể để đánh giá hiệu quả và tiến độ của dự án. Bằng cách này, nhóm có thể đo lường được sự tiến triển và đưa ra các biện pháp cần thiết để điều chỉnh khi cần.