Stop motion animation là gì? Các loại stop motion

Stop Motion là một trong những kỹ thuật được ưa chuộng trong việc tạo phim hoạt hình. Vậy, bạn đã bao giờ tự hỏi: “Kỹ thuật Stop Motion là gì?” Hãy cùng Light-up khám phá chi tiết hơn về phương pháp này thông qua bài viết dưới đây!

 

Stop motion là gì?

Stop motion là một phương pháp làm phim animation mà trong đó các đối tượng được di chuyển một cách rời rạc từng bước nhỏ. Mỗi bước di chuyển này được ghi lại thông qua việc chụp từng khung hình, khi phát lại sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển động. Kỹ thuật này thường sử dụng các đối tượng vật lý thay vì các hình vẽ để tạo ra các cảnh chuyển động.

Loại animation này mất khá nhiều thời gian thực hiện vì ước tính 12 khung hình (hoặc bức hình) tương đương khoảng một giây video. Có một số loại stop motion animation bao gồm việc thao tác các đối tượng, đất sét, người, cắt rời, búp bê và nhiều hơn nữa.

 

Các loại Stop motion

Cách thực hiện này đòi hỏi rất nhiều thời gian vì cần có đến 12 khung hình để tạo ra một giây video. Tùy thuộc vào loại Stop Motion mà được chọn, sẽ có những ưu điểm riêng. Dưới đây là các loại hình phổ biến của Stop Motion.

Oject Motion

Object Motion hoặc Object Animation là quá trình di chuyển các đối tượng từng bước một để tạo ra hiệu ứng chuyển động. Phương pháp này không hạn chế về những gì có thể thực hiện, bởi bạn có thể sáng tạo câu chuyện bằng cách sử dụng bất kỳ đối tượng nào xung quanh.

Claymation

Claymation là quá trình ghi lại chuyển động của các đối tượng được tạo bằng đất sét trong mỗi khung hình. Với việc sử dụng dây và đất sét, bạn có thể linh hoạt sáng tạo với nhiều hình dạng khác nhau. Để xem cách thực hiện, bạn có thể xem video dưới đây.

Pixilation Stop Motion

Pixilation Stop Motion hoặc people animation thường không được sử dụng thường xuyên. Lý do chính là việc mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để di chuyển diễn viên từng bước một cho mỗi khung hình.

Không những vậy, nó sẽ mất quá nhiều kinh phí khi thuê diễn viên vì phải mất nhiều thời gian hơn các bộ phim bình thường. Khả năng kiểm soát chuyển động của người cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu thực hiện tốt thì bộ phim sẽ tuyệt ngời, tuy người ngược lại thì khác.

Cutout Animation

Cutout-motion là loại hoạt hình cắt và dán khá thú vị vì có rất nhiều điều bạn có thể làm với các bản cắt. Những mảnh giấy 2D có thể trông như không có sự sống, nhưng bạn có thể tô màu và cắt chúng để thể hiện một mức độ chi tiết không giống bất kỳ phong cách nào khác.

Cách thực hiện hoạt hình này khá đơn giản nhưng hấp dẫn. Nó dựa vào sự sáng tạo nghệ thuật và việc xử lý chi tiết theo phong cách riêng của bạn. Tuy nhiên, thách thức lớn đó là phải cắt hoạt động thành hàng trăm mảnh nhỏ.

Silhouette Stop Motion

Loại hình này sử dụng một tấm chăn hoặc mền mỏng màu trắng, đặt các đối tượng hoặc diễn viên phía sau tấm chăn. Sau đó sử dụng ánh sáng phía sau để chiếu sáng bóng đen của chúng lên tấm chăn. Thực tế, silhoutte đơn giản hơn so với các loại hình khác, bạn có thể tự tạo phiên bản của riêng mình mà không cần thiết bị phức tạp hay tốn kém.

 

Cần chuẩn bị những gì khi tự làm một Stop Motion

Bạn không cần có những trang thiết bị đắt tiền hay đội ngũ dựng phim lớn mạnh mà vẫn có thể làm được một bộ phim Stop Motion!

Camera sẵn sàng! 

Chuẩn bị điện thoại, máy ảnh và tripod để đảm bảo không bị rung lắc khi quay. Thử kích hoạt máy ảnh để chụp bằng cách sử dụng một bộ kích hoạt từ xa hoặc đơn giản là đặt một bộ hẹn giờ. Điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh được quay lại.

Điều chỉnh ánh sáng

Việc chụp trong nhà thường sẽ tốt hơn so với bên ngoài, để tránh sự thay đổi liên tục về ánh sáng. Hãy chú ý đến cửa sổ và sử dụng đèn để tạo nguồn sáng cho quá trình quay chụp.

Tỉ lệ ảnh trên khung hình

Để có được hình ảnh mong muốn, bạn cần biết số lượng khung hình cần chụp. Thông thường, khoảng 12 bức ảnh hoặc khung hình tương đương sẽ tạo ra một giây video. Nếu không, phim stop motion sẽ có vẻ rung lắc và không ổn định.

Audio 

Trong quá trình tạo phim hoạt hình, thường không có âm thanh đi kèm, do đó, quan trọng phải chuẩn bị nội dung trước và ghi lại để phù hợp với phim. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng hình ảnh và câu chuyện sẽ hoàn hảo kết hợp với âm thanh sau này khi thêm vào.

Cần chuẩn bị các yếu tố để làm Stop Motion

 

Một số phần mềm làm stop motion

Để nâng cao chất lượng của phim, điều quan trọng là sử dụng các phần mềm chỉnh sửa chất lượng. Dưới đây là một số phần mềm phổ biến dành cho chỉnh sửa phim stop motion:

Filmora

Filmora là một trong những nền tảng phổ biến nhất cho hoạt hình stop motion và các loại phim khác. Với bất kỳ dự án hoạt hình nào, phần mềm này cung cấp các công cụ đơn giản và hiệu quả. Filmora cũng tích hợp tính năng keyframing, giúp tạo ra các hoạt hình mượt mà và chất lượng hơn.

Filmora – phần mềm làm phim Stop Motion phổ biến

Dragonframe

Có nhiều công nghệ hỗ trợ trong quá trình sản xuất, bao gồm sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm như Dragonframe. Những công nghệ này cho phép chụp ảnh trực tiếp vào máy tính và xem ngay lập tức kết quả hoạt hình.

Stop Motion Studio

Stop Motion Studio cung cấp một loạt công cụ, bao gồm khả năng tạo màn hình xanh trực tiếp, giúp bạn khi chụp ảnh bên ngoài. Điểm đặc biệt của phần mềm này là sự dễ dàng tiếp cận, với khả năng sử dụng trên điện thoại.

 

Kết luận

Stop Motion là kỹ thuật làm phim khá hữu ích, nó không quá khó và bạn có thể tự tạo ra những bộ phim bằng các công cụ. Hy vọng những thông tin mà Light-up chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật làm phim này và có thể tự sản xuất được sản phẩm như ý.