Animation là gì? Các loại animation phổ biến?

Animation là nghệ thuật tạo ra hình ảnh chuyển động để truyền tải cảm xúc và ý tưởng một cách sinh động. Với khả năng này, animation mang đến thế giới tưởng tượng màu sắc và cảm hứng cho mọi lứa tuổi. Hãy cùng khám phá thêm về animation trong bài viết sau.

Animation là gì? 

Animation là quá trình chụp liên tiếp các bức vẽ hoặc mô hình để tạo ra ảo trong một chuỗi chuyển động. Vì mắt chúng ta chỉ có khả năng giữ hình ảnh trong khoảng 1/10 giây, khi nhiều hình ảnh xuất hiện liên tục, não sẽ kết hợp chúng thành một hình ảnh chuyển động.

Trong hoạt hình truyền thống, bức ảnh được vẽ trên tấm nhựa trong suốt gọi là celluloid. Các bộ phim hoạt hình ngày xưa thường sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên ngày nay, hầu hết các bộ phim hoạt hình được tạo ra bằng máy tính (CGI)

 

Tầm quan trọng của animation ngày nay

Animation không chỉ là các bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em đáng yêu, mà còn mang lại nhiều giá trị cho khán giả. Các bộ phim có thể nâng cao trải nghiệm của người xem nhờ tính độc đáo của chúng, với những ứng dụng như:

Trong việc giải trí

Phim hoạt hình thích hợp cho mọi lứa tuổi, không chỉ dành riêng cho trẻ em. Chúng tạo ra những trải nghiệm độc đáo và giúp người xổm cảm thấy thư giãn hơn. Một số ví dụ điển hình là các bộ phim Anime Nhật hoặc sản phẩm của hãng phim Disney.

Truyền tải thông điệp kinh doanh 

Khả năng truyền tải thông điệp một cách sáng tạo và hấp dẫn là ưu điểm của các bộ phim animation. Chúng sẽ giúp truyền tải các giá trị một cách dễ hiểu mà thu hút người xem cho các TVC quảng cáo sản phẩm hay video marketing

Cơ hội nghề nghiệp 

Ngành công nghiệp animation không chỉ mang lại niềm đam mê nghệ thuật mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người trẻ. Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về animation, có rất nhiều công việc liên quan đến thiết kế nhân vật, môi trường, hoạt hình 2D, 3D và hiệu ứng đặc biệt.

Ngành điện ảnh 

Những bộ phim hoạt hình được yêu thích đã tạo ra những thành công ấn tượng và trở thành hiện tượng văn hóa. Các nhà làm phim hoạt hình tài năng đã mang đến cho chúng ta những tác phẩm đẹp mắt, đầy cảm xúc và có sức lan tỏa toàn cầu.

 

 

Các loại phim Animation 

Traditional animation 

Là một trong những thể loại hoạt hình có lịch sử lâu đời trong điện ảnh, hoạt hình truyền thống thường được vẽ trên các tấm celluloid trong suốt để tạo ra chuỗi hoạt hình. Các bộ phim như Aladdin, The Lion King… là một số ví dụ điển hình của thể loại này.

Anime

Anime có thể được xem như một nhánh của hoạt hình truyền thống, tuy nhiên, đơn giản chỉ ám chỉ các bộ phim được sản xuất tại Nhật Bản.

Nhật Bản đã trở thành một cường quốc về anime với sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Điểm đặc biệt của anime là thường được vẽ dựa trên cơ sở “3s”, nghĩa là mỗi ba khung hình sẽ có một hình ảnh mới.

2D (Vector)

2D animation cũng thuộc loại hoạt hình truyền thống như các bộ phim Disney có từ trước đây: Pinocchio, Beauty and Beast….Nhưng có một loại hoạt hình sử dụng Vector nhưng không phải traditional animation. 

Trong phim hoạt hình sử dụng chuyển động Vector thay vì pixel, không cần quan tâm đến độ phân giải. Phim sẽ không bị ảnh hưởng chất lượng khi phóng to hoặc thu nhỏ, vì đồ hoạ 2D vector cơ bản sử dụng các điểm để tạo ra hình ảnh.

3D animation

Phim 3D là một trong những thể loại cực kỳ phổ biến của animation, bởi vì máy tính sẽ thay thế bước vẽ hình ảnh. Trên thực tế thì máy tính cũng chỉ là công cụ sản xuất, còn để làm 3D animation hoàn chỉnh thì cần nhiều bước hơn thế nữa. 

Trong các bộ phim 3D, những người làm animation sử dụng phần mềm để tạo ra chuyển động cho các vật thể trong không gian 3 chiều. Nhà sản xuất điều chỉnh đường cong và chuyển động của nhân vật suốt quá trình diễn ra.

Hoạt hình 3D có điểm đặc biệt ở chỗ là so với phim 2D hoặc phim truyền thống, toàn bộ cơ thể của nhân vật được hiển thị. Do đó, các công nghệ liên quan đến phần mềm cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Motion Graphics

Motion Graphics là đồ hoạ kỹ thuật số tạo ra ảo ảnh chuyển động, chúng thường được sử dụng trong các đoạn quảng cáo hay intro video. Mục đích chúng là truyền đạt thông điệp cho người xem, đây là một loại animation được sử dụng làm phim quảng cáo, kinh doanh.

Stop Motion 

Stop Motion bao gồm các kỹ thuật như claymation, pixelation, object-motion và nhiều phương pháp khác. Cơ chế hoạt động tương tự như traditional animation, nhưng thay vì vẽ các hình ảnh, các kỹ thuật này sử dụng các đối tượng vật lý để điều chỉnh trong mỗi khung hình.

Cutout Animation 

Cutout animation là một dạng hoạt hình cổ điển nhất, kỹ thuật này cơ bản là dạng 2D stop motion. Trong đó, người làm animation di chuyển các hình dạng được cắt từ khung hình này sang khung hình khác để tạo ra hiệu ứng chuyển động.

 

Quy trình sản xuất phim animation 

Mặc dù mỗi studio hay production house sẽ có một quy trình làm phim khác nhau, tuy nhiên sẽ có một quy trình cơ bản mà các nhà sản xuất làm. Sau đây là các bước giúp bạn hiểu rõ hơn về các mà bộ phim animation được tạo ra. 

Bước 1: Sáng tạo ý tưởng

Các bộ phim hoạt hình xuất sắc thường bắt đầu từ một ý tưởng cụ thể, sau đó phát triển thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch dự án thường bao gồm việc thuê animator, biên tập và diễn viên lồng tiếng. Sau khi kế hoạch được phác thảo, quá trình sản xuất sẽ tiếp tục theo các bước khác.

Bước 2: Sách thiết kế (design bible) 

Design bible là tài liệu quan trọng giúp thông tin đến toàn bộ nhóm sản xuất về các yếu tố trong bộ phim. Nó thường bao gồm hình ảnh tham khảo, các tài sản mẫu, ghi chú… để mọi người có thể hiểu rõ phong cách và ý tưởng của dự án.

Bước 3: Bảng phân cảnh (Storyboarding)

Storyboard không cần phải hoàn hảo, vì nó chỉ dùng cho việc nội bộ, quan trọng là mọi người hiểu được. Mỗi khung hình sẽ có một cảnh xảy ra và cần có ghi chú tại mỗi cảnh để mọi người nhận hình dung được hành động quan trọng ở đó. 

Bảng phân cảnh sẽ đóng vai trò quan trọng cho nội bộ sản xuất

Bước 4: Animatics

Đây có thể được xem như là một phiên bản nháp sơ bộ của phim hoạt hình, trong đó các khung hình và chuyển động cơ bản được tạo ra. Đây giống như quá trình chuyển đổi từ bảng phân cảnh sang sản phẩm cuối cùng và có thể được trình bày cho khách hàng xem.

Bước 5: Sản xuất (Production) 

Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình hoàn thiện phim hoạt hình. Các khung hình chính được chỉnh sửa tỉ mỉ để tạo ra chuyển động mượt mà. Mục tiêu của giai đoạn này là tạo ra những chuyển động hấp dẫn để thu hút người xem.

Bước 6: Biên tập và phản hồi

Các dự án hoạt hình thường được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau, do đó bản hoàn thiện thường sẽ được đánh giá lại. Mặc dù nhà sản xuất quyết định quá trình sản xuất, tuy nhiên khách hàng có quyền yêu cầu điều chỉnh để phản ánh mong muốn của họ. Việc biên tập và phản hồi sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được sự thống nhất với bản hoàn chỉnh.

 

Kết luận 

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về các thể loại hoạt hình và cách chúng có thể được áp dụng. Hãy khám phá tiềm năng của phim hoạt hình để sử dụng chúng trong lĩnh vực quảng cáo, giải trí hoặc thậm chí trong việc kể chuyện, mở ra những cơ hội sáng tạo và độc đáo.