Qua bài viết dưới đây, Light-up sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cách thức xây dựng câu chuyện thương hiệu hiệu quả.
Storytelling là gì?
Storytelling là một phương pháp mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền đạt thông tin và thông điệp thông qua việc kể các câu chuyện. Điểm mạnh của phương pháp này nằm ở khả năng tạo ra nội dung hấp dẫn và sáng tạo, từ đó tạo sự kết nối mạnh mẽ với khán giả.
Trong mỗi câu chuyện thương hiệu, thường có sự sử dụng các yếu tố nhân văn và cảm xúc để kích thích sự tưởng tượng của người nghe.
Sự khác nhau giữa content marketing và storytelling
Trong nhiều trường hợp, người dùng thường hiểu lầm giữa Storytelling và Content Marketing vì cả hai đều sử dụng nội dung để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, Light-up sẽ phân biệt rõ ràng hai khái niệm này:
- Storytelling được định nghĩa như việc tạo ra nội dung bằng cách kể chuyện, thường chứa đựng nhiều yếu tố cảm xúc để tạo sự kết nối.
- Content Marketing là một lĩnh vực rộng lớn hơn, bao gồm việc tạo ra nội dung không chỉ bằng cách kể chuyện mà còn để cung cấp thông tin và tương tác với khách hàng.

Sự khác nhau giữa content marketing và storytelling
Tại sao nên sử dụng câu truyện thương hiệu?
Mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình và có nhiều cách khác nhau để kể chuyện. Tuy nhiên, phương pháp kể chuyện lại rất phổ biến vì đa số các doanh nghiệp sử dụng nó để tạo ra câu chuyện về thương hiệu của mình. Dưới đây là một số lý do giải thích vì sao:
Đánh thức cảm xúc
Có những quảng cáo khiến bạn xem và yêu thích chúng vì sự gần gũi hằng ngày trong các thước phim. Điều này sẽ giúp thương hiệu kết nối với người xem bằng cách truyền cảm hứng và kích thích cảm xúc của họ. Vậy nên, thương hiệu có khả năng đánh thức sâu bên trong khán giả nhờ việc tạo câu chuyện sẽ dễ đạt mục tiêu truyền thông hơn.
Truyền tải tiếng nói thương hiệu
Khi doanh nghiệp truyền đạt một câu chuyện tốt, họ có thể tạo kết nối sâu sắc với khán giả thông qua các giá trị cốt lõi của thương hiệu. Để thực hiện điều này, các câu chuyện cần phải nhất quán với tầm nhìn và sứ mệnh từ đó xây dựng vị thế vững chắc trong lòng khách hàng.
Truyền cảm hứng
Storytelling có thể truyền cảm hứng, tạo ra tham vọng, ước mơ lớn mà thương hiệu muốn thực hiện. Có thể là quá trình đầy thách thức và sự nỗ lực để vượt qua sự khó khăn, hướng đến tương lai.
Từng nhớ sự thông minh của Steve Jobs khi thuyết trình cho sinh viên Đại học Stanford với trích dẫn “Stay hungry, stay foolish”. Hay khát vọng đưa ô tô chính người Việt sản xuất vươn ra thế giới của Vinfast. Đây chính là 2 ví dụ về câu chuyện truyền cảm hứng cho thế hệ sinh viên và tinh thần người Việt.
Nhân hoá để kết nối với khán giả
3 thành phần quan trọng của storytelling
Người kể chuyện
Khán giả
Cốt truyện
Để giúp người nghe dễ dàng theo dõi câu chuyện và hiểu rõ thông điệp, cốt truyện và bối cảnh diễn biến đóng vai trò quan trọng.
Một mô hình phổ biến được sử dụng trong storytelling là “monomyth” hoặc “cuộc hành trình của anh hùng”. Trong mô hình này, câu chuyện thường tập trung vào một nhân vật chính trải qua một cuộc hành trình khó khăn, đối mặt với nhiều thử thách và nguy hiểm, trước khi cuối cùng vượt qua và trở về với quê hương, được tôn vinh như một anh hùng.
4 hình thức storytelling
Ngày nay, câu chuyện thương hiệu không chỉ là một cách để giải trí mà còn là công cụ mạnh mẽ trong việc quảng bá thương hiệu. Để sử dụng storytelling trong truyền thông – marketing một cách tốt nhất, cần hiểu rõ 4 hình thức chính sau đây.
Hình thức truyền miệng (Oral storytelling)
Đây là hình thức kể chuyện lâu đời nhất, nó đóng vai trò quan trọng trong truyền thống văn hoá của nhiều quốc gia. Chúng ta có thể nhận ra, những bài hát, kể chuyện hay câu thơ đều là hình trước storytelling truyền miệng đầu tiên.
Đặc biệt, hình thức truyền miệng có hiệu quả lớn với quốc gia như tại Việt Nam, khi mọi người thân thiện và gần gũi. Nhờ đó mà dễ dàng chia sẻ và lan truyền thông tin nhanh hơn tới mọi người.
Hình thức chữ viết (Written storytelling)
Đây là một hình thức phổ biến nhất để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp. Một số ví dụ về storytelling bằng văn bản thường thấy như: Sách, báo, tạp chí, biển quảng cáo….Người đọc thường sử dụng để tìm kiếm thông tin, giải trí, học tập…nên doanh nghiệp có thể sử dụng để quảng bá công ty và sản phẩm
Hình thức hình ảnh (Visual storytelling)
Tranh và ảnh là một phần trong văn hoá con người từ hàng nghìn năm trước, chúng ta đã tìm thấy nhiều dấu tính được khắc trên đá của con người thời xưa.
Ngày nay, hình thức visual storytelling đa dạng hơn như phim, ảnh, đồ hoạ hình ảnh, meme hay video giúp cho các chiến dịch marketing lan tỏa dễ dàng hơn tới khách hàng.
Hình thức kỹ thuật số (digital storytelling)
Đây là hình thức kể chuyện mới nhất trong nhiều năm trở lại đây, digital sẽ truyền tải được tất cả các hình thức kể chuyện trên thông qua internet. Nhờ đó, thương hiệu có thể sử dụng hình ảnh, âm thanh, bài viết, blog… để quảng bá công ty qua toàn cầu.
Hình thức dữ liệu (data storytelling)
Data storytelling là quá trình sử dụng dữ liệu để kể một câu chuyện hoặc truyền đạt một thông điệp. Thay vì chỉ dựa vào cảm xúc hoặc trực giác, thì chúng sử dụng dữ liệu và thông tin số để hỗ trợ, minh họa và làm rõ điểm muốn truyền đạt.
Các hình thức storytelling chính là gì?
Kinh nghiệm viết storytelling hay
Nếu bạn đang cần tìm cách xây dựng chủ đề, ý tưởng cho câu chuyện thương hiệu thì bạn cần nắm chắc một số ý cơ bản sau đây:
Hiểu khán giả
Bạn có một câu chuyện để kể, nhưng quan trọng cần kể cho ai. Điều đầu tiên doanh nghiệp cần là hiểu rõ khán giả mục tiêu của mình là ai, họ quan tâm đến điều gì, họ thích điều gì và ghét điều gì. Bởi nếu hiểu rõ được khán giả thì ý tưởng thương hiệu sẽ rõ ràng hơn, từ đó dễ chạm đến khách hàng và tạo kết nối lâu dài.
Mục tiêu câu chuyện
Để xác định rõ mục tiêu mà câu chuyện thương hiệu hướng tới, doanh nghiệp cần phải trải lời được những câu hỏi sau:
- Tại sao doanh nghiệp cần kể câu chuyện này?
- Mong muốn của doanh nghiệp qua việc chia sẻ với khách hàng?
- Storytelling thể hiện giá trị thương hiệu như thế nào?
- …
Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là mục tiêu mà câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp hướng tới.
Xác định thông điệp chính
Lựa chọn kênh và định dạng
Khi xác định được khán giả, mục tiêu và thông điệp muốn kể, doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh truyền tải phù hợp và đưa vào định dạng tốt nhất. Có thể là một video được post trên mạng xã hội, một bài blog, một hình ảnh, một bài thuyết trình, một bài podcast….
Chia sẻ câu chuyện
Đã đến lúc để câu chuyện thương hiệu của bạn bắt đầu được lan truyền. Hãy chia sẻ cách doanh nghiệp của bạn tuyệt vời như thế nào với mọi người.
5 Nguyên tắc viết storytelling
Để giúp cho storytelling của doanh nghiệp có chiều sâu và tối ưu nhất với mục tiêu đặt ra. Chúng ta sẽ cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây:
Grue (kết nối)
Reward (phần thưởng)
Emotion (Cảm xúc)
Có thể thấy những câu chuyện được mọi người chú ý đều mang lại cảm xúc cho khán giả. Doanh nghiệp cần biết sử dụng nhiều tố tính cảm, sự kỳ vọng, vui vẻ, thương xót hay kích động để tạo cho mọi người trải nghiệm sâu sắc.
Authentic (Chân thật)
Dù là câu chuyện hấp dẫn, đặc sắc nhưng lại có nhiều hư cấu thì cũng không thể lấy được lòng tin nơi khách hàng. Vì vậy, thương hiệu nên xây dựng câu chuyện dựa trên các yếu tố có thật, các sự kiện này cần liên quan đến sản phẩm dịch vụ.
Target (Mục tiêu)
5 nguyên tắc viết storytelling G – R – E – A – T
Một số cách sử dụng storytelling phổ biến
Sử dụng cách kể chuyện trong marketing là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý và tạo ra sự kết nối với khách hàng. Sau đây là một số cách đơn giản đang được nhiều thương hiệu áp dụng.
Chia sẻ về thương hiệu
Doanh nghiệp có thể tạo ra một video ngắn dưới 5 phút để nói về quá mục tiêu, sứ mệnh tại sao lại thành lập công ty. Nhờ đó có thể chia sẻ cảm xúc và người xem dễ cảm nhận những khó khăn mà thương hiệu phải trải qua.
Hoặc có thể kể những câu chuyện về nhân viên, đời sống văn hoá của công ty. Hãy chia sẻ xung quanh môi trường làm việc, cảm giác tuyệt vời khi làm việc tại doanh nghiệp. Điều này có thể giúp thu hút hơn nhiều ứng viên tiềm năng.
Viết về những câu chuyện của khách hàng
Viết về các câu chuyện thực tế, những ví dụ về sản phẩm, dịch của đã mang lại lợi ích như thế nào cho khách hàng. Hãy liên hệ với khách hàng, kết nối và hỗ trợ họ tận tình, nhờ đó doanh nghiệp mới có những trường hợp thực tế.
Tạo ra câu chuyện tương tác
Không chỉ là một câu chuyện một chiều, doanh nghiệp có thể tạo ra sự tương tác cho cả hai bên. Có thể là một cuộc thi, thăm dò ý kiến, khơi gợi để khách hàng chia sẻ những câu chuyện của họ. Điều này không chỉ tạo sự tương tác hai chiều, mà còn là cơ hội để hiểu thêm khách hàng.
Một số ví dụ về Storytelling
Có nhiều doanh nghiệp đã thành công sử dụng storytelling để quảng bá thương hiệu. Dưới đây là một số chiến dịch hiệu quả của doanh nghiệp trong và ngoài nước mà Light-up tổng hợp lại được cho các bạn.
Coca-Cola
Công ty đã sử dụng công nghệ tăng cường thực tế ảo (AR) để kể lại câu chuyện thương hiệu và nó trở thành một chiến dịch lịch sử. Khách hàng có thể dùng camera điện nhìn vào lon Coca để thấy các nhân vật nhỏ trên màn hình.
Có 12 câu chuyện ngắn, trong mỗi câu chuyện đều có xung động và đều được giải quyết một cách tích cực, cái kết của câu chuyện đều hướng đến khoảnh khắc vui vẻ khi các nhân vật chia sẻ lon Coca với nhau.
Có một video về quá trình tạo nên chiến dịch kể chuyện này. Mong muốn có được sự chú ý của người tiêu dùng, Coca-Cola đã sử dụng công nghệ mới và đưa ra các chương trình khuyến mãi. Kết quả là nhờ sự kết hợp giữa thực tế tăng cường và storytelling rất thành công.
Chiến lược “Nâng niêu bàn chân Việt” – Biti’s
Biti’s – “Nâng niu bàn chân Việt”“Bước chân Âu Cơ lên non
Bước chân Lạc Long Quân xuống biển
Bước chân Tây Sơn thần tốc
Bước chân vượt dãy Trường Sơn
Bước chân tiến vào thiên niên kỷ mới
Bitis – Nâng niu bàn chân Việt.”
Đây là đoạn quảng cáo của Biti’s xuất hiện vào năm 2001 chỉ có 30s nhưng đã thu hút thế hệ 8x, 9x. Những dòng nội dung ngắn gọn nhưng gần gũi. Từng câu chữ thể hiện khí thể của người Việt và đã chiếm chọn trái tim người dùng khi ấy.
Kết luận
Hi vọng rằng thông tin được chia sẻ trong bài viết của Light-up sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về storytelling, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Mong rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn để xây dựng một câu chuyện thương hiệu hiệu quả, từ đó thúc đẩy việc quảng bá cho doanh nghiệp.