VFX là gì? Mọi thứ cần biết về VFX

Công nghệ đã trở thành một công cụ quan trọng để mang lại trải nghiệm rõ ràng cho khán giả thông qua các hiệu ứng hình ảnh (VFX) trong video. Các bộ phim ăn khách, trò chơi điện tử, và thậm chí các quảng cáo truyền hình đều sử dụng VFX để tăng cường và thu hút sự chú ý của người xem. Vậy VFX là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết sau đây.

 

VFX là gì?

VFX hay còn gọi là hiệu ứng hình ảnh (Visual effects) được sử dụng để mô tả hình ảnh được tạo ra, biến đổi hay tăng cường trong quá trình dựng TVC, video quảng cáo, phim. VFX thường liên quan đến việc kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh được tạo ra để trông cảnh phim được thực tế hơn. 

Bối cảnh trong các cảnh phim có thể quá nguy hiểm trong thực tế hoặc không hề tồn tại. Vì nhà sản xuất hiệu ứng hình ảnh sẽ kết hợp đạo diễn để xác định những cảnh nào cần tạo hiệu ứng, sau đó quay phông xanh qua các phần mềm. 

 

Ứng dụng của hiệu ứng hình ảnh

Visual Effects được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong các ngành công nghiệp như: điện ảnh, TVC quảng cáo, video marketing, game, truyền hình. Dưới đây là một số ứng dụng của VFX: 

Hiệu ứng điện ảnh

Các hiệu ứng được tạo ra bởi VFX bao gồm cháy nổ, mưa tuyết, cơn bão hoặc các hiện tượng siêu nhiên, ma thuật. Những hiệu ứng này giúp thực hiện các cảnh hành động, phép thuật mà không thể thực hiện trực tiếp trong thực tế.

Ngoài ra, VFX cũng cho phép nhà làm phim thay đổi thời gian trong cảnh, từ ban ngày sang ban đêm và ngược lại hoặc thậm chí chuyển cảnh giữa các thời điểm khác nhau. Những hiệu ứng này giúp tạo ra một bộ phim sống động và hấp dẫn hơn.

Tạo môi trường giả lập 

Môi trường giả lập được sử dụng phổ biến bởi các nhà làm phim chuyên nghiệp khi họ muốn tạo ra các bối cảnh hoặc môi trường ảo trên phông nền xanh. Việc này giúp nhà làm phim tiết kiệm thời gian và chi phí bởi họ không cần phải dành thời gian để quay hay thiết lập tại phim trường.

Loạt bỏ vật thể 

Trong quá trình quay phim, đôi khi có thể xảy ra tình huống con người hoặc vật thể không mong muốn xuất hiện trong cảnh quay. VFX sẽ hỗ trợ loại bỏ những đối tượng này một cách hiệu quả. Nhờ đó, nhà sản xuất phim không cần phải dành thêm thời gian và công sức để quay lại cảnh đó.

Hiệu ứng pháo sáng được sử dụng trong điện ảnh

 

Các loại VFX

Trong quá trình dựng phim, có nhiều loại hiệu ứng VFX khác nhau, tuy nhiên chúng thường được phân loại vào 4 loại cơ bản sau:

CGI (Computer-generated imagery)

CGI, viết tắt của Computer-Generated Imagery hoặc hình ảnh được tạo ra bởi máy tính, bao gồm bất kỳ hiệu ứng hình ảnh nào được tạo ra bằng các phần mềm máy tính. Trước đây, thuật ngữ này thường đề cập đến việc tạo ra hình ảnh hai chiều như văn bản, hậu cảnh và bối cảnh tĩnh.

Hiện nay, CGI được áp dụng để tạo ra môi trường tăng cường thực tế ba chiều hoàn toàn, bao gồm những yếu tố không thể hiện trên phim truyền hình. Trong các bộ phim có quy mô lớn, CGI có khả năng tạo ra mô hình 3D động của một cảnh.

Xem thêm: CGI là gì? Tạo sao CGI phổ biến trong quá trình làm phim?

Compositing

Compositing dùng để kết hợp hai hoặc nhiều hình ảnh với mục đích tạo ra ấn tượng cho cảnh quay. Compositing phổ biến nhất trong làm phim là chroma key compositing, hay được biết đến nhiều hơn với tên gọi “green screen”. 

Quá trình này bắt đầu bằng việc đặt diễn viên hay các vật thể trước phông nền xanh. Sau đó, những người làm VFX điều chỉnh màu xanh đó cho đến khi nó trở nên trong suốt, lúc này nền có thể được thay bằng bất cứ hình ảnh nào mong muốn. 

Matte painting

Matte painting là một kỹ thuật đặc biệt trong ngành phim liên quan đến việc vẽ trước hậu cảnh trên tấm kính để tạo ra không gian mở rộng trong cảnh quay. Matte painting tương tự như một quy trình compositing, trong đó một nghệ sĩ sẽ vẽ phông nền kỹ thuật số và sau đó chèn các chủ thể hoặc đối tượng vào đó.

Motion capture

Công nghệ motion capture theo dõi biểu cảm và chuyển động của diễn viên, từ đó các VFX artist sẽ chèn các yếu tố hoạt hình lên đó. 

Công nghệ này sẽ yêu cầu diễn viên mang một số các thiết bị chuyên dụng chính: 

  • Một bộ đồ được che phủ bởi cảm biến để ghi lại chuyển động của cơ thể
  • Một máy quay được gắn lên đầu để ghi lại biểu cảm khuôn mặt

Sau đó, tất cả các dữ liệu này sẽ được biên soạn lại để đội ngũ làm VFX tạo ra những nhân vật bằng kỹ thuật số. 

 

Sự khác nhau giữa VFX và SFX 

Nhiều người lần tưởng rằng VFX (Visual Effect) và SFX (Special Effects) giống nhau và có thể hoán đổi cho nhau. Tuy nhiên thì sẽ có sự khác nhau giữa chúng. 

 

Visual Effects Special Effects
Tạo hiệu ứng kỹ thuật số bằng máy tính. Sử dụng các yếu tố như trang điểm giả hay công nghệ pyrotechnics. 
Thực hiện ở khâu hậu kỳ Thực hiện trực tiếp trong quá trình quay.
Hiệu ứng kỹ thuật số sẽ quyết định chất lượng. Các hiệu ứng thực tế phù hợp với cốt truyện.
Tạo yếu tố như lửa, băng… bằng kỹ thuật số.  Sử dựng các yếu tố thực tế như máy tạo lửa, mưa hay tuyết. 
Có thể trông “giả: nếu làm không tốt.  Chúng sẽ trông thực tế vì được ghi lại ở thế giới thực 
Có thể làm được các cảnh có quy mô lớn như phép thuật, quái vật… Khó thực hiện vì có thể tốn khá nhiều chi phí. 

 

Cách để tạo ra hiệu ứng hình ảnh? 

Những bộ phim bom tấn, các quảng cáo truyền hình, và video sử dụng VFX thường có sức hút lớn đối với khán giả. Do đó, nếu bạn là một người làm video, việc biết cách tạo ra các hiệu ứng là rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng:

Tự tạo hiệu ứng từ đầu 

Để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh cho dự án của riêng mình, bước đầu tiên quan trọng là bạn cần hiểu về các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực này.

Có nhiều sự lựa chọn về phần mềm, tuy nhiên thường những phần mềm tốt sẽ có chi phí hoặc bạn có thể tìm kiếm một số phần mềm miễn phí nhưng thường sẽ có hạn chế về tính năng. Dưới đây là một số phần mềm phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Adobe After Effects
  • Davinci Resolve
  • HitFilm Pro
  • Nuke 
  • Houdini

Tiếp theo thì bạn cần có kiến thức cơ bản về vẽ, bố cục ánh sáng, tạo mẫu và chụp ảnh sẽ giúp quá trình sản xuất tốt hơn. 

Để tạo ra các hiệu ứng một cách tự nhiên, bạn cần quay lại các cảnh. Bạn có thể sử dụng điện thoại thông minh hoặc bất kỳ thiết bị kỹ thuật số nào khác. Quá trình quay bản ghi sẽ gồm các bước sau:

Bước 1: Lập danh sách cảnh quay hiệu ứng

Để thực hiện các hiệu ứng, bạn cần lập kế hoạch cho các cảnh quay theo timeline, sau đó tiến hành quay theo chỉ đạo thời gian đã đề ra.

Bước 2: Lựa chọn địa điểm

Địa điểm cần quay ở đâu? Cân nhắc kỹ nơi bạn chọn để quay và xem xét liệu có cần phải sử dụng nhiều địa điểm khác nhau hay không.

Bước 3: Phù hợp với ánh sáng

Nếu ánh sáng trong cảnh không phù hợp với hiệu ứng, cảnh đó sẽ không đẹp. Đảm bảo rằng ánh sáng phù hợp với tất cả các yếu tố khác để có kết quả tốt nhất.

Bước 4: Kết hợp VFX

Khi bản quay đã hoàn thiện, tiến hành kết hợp hiệu ứng hình ảnh vào. Bạn có thể sử dụng hiệu ứng kỹ thuật số, mô hình 3D hoặc các cải tiến khác để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh VFX theo ý muốn.

Sử dụng mẫu có sẵn 

Có một số video stock hoặc mẫu hiệu ứng sẵn có được tạo ra để hỗ trợ các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt (VFX). Những tài nguyên này sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra các cảnh quay chất lượng cao.

Có nhiều mẫu thông dụng, nếu bạn không phải là chuyên gia tạo hiệu ứng chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng chúng. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ sản xuất video của bạn mà vẫn đảm bảo yếu tố cuốn hút.

 

Kết luận

Visual Effects (VFX) hoặc kỹ xảo điện ảnh là công cụ quan trọng giúp các nhà làm phim tạo ra các cảnh phim cuốn hút và làm say mê khán giả. Đây là một tổng hợp cơ bản về kiến thức về Hiệu ứng Hình ảnh (Visual Effects), hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về VFX.